Site icon FB68

Champions League kiểu mới chẳng khác gì Super League!

Thể thức mới của Champions League gây ra nhiều tranh cãi

123b – Thể thức mới của Champions League đã khiến các cầu thủ tức giận và khiến người hâm mộ bối rối. Và nhiều người đang tự hỏi liệu nó có thực sự tốt hơn hay cũng chẳng khác gì Super League?

Cựu giám đốc điều hành UEFA Gerhard Aigner đã từng bác bỏ ý tưởng về Super League đồng thời thời cho rằng đó chỉ là “ảo tưởng”. Nhưng như cựu giám đốc AC Milan, Umberto Gandini đã chỉ ra, “sự ra đời của Champions League vào năm 1993 thực sự là phản ứng của UEFA trước nỗ lực của Silvio Berlusconi nhằm tạo ra một giải đấu tách biệt dành cho giới tinh hoa châu Âu”.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà chỉ 2 năm sau khi Berlusconi ủng hộ một nỗ lực khác để tạo ra Super League, UEFA đã tăng số lượng đội và trận đấu tại Champions League, đồng thời giới thiệu vòng bảng thứ hai để tạo ra nhiều trận đấu hơn.

“Mối đe dọa của Super League luôn kết thúc bằng việc UEFA hứa hẹn với các câu lạc bộ lớn nhiều doanh thu hơn”, Tsjalle van der Burg, trợ lý giáo sư Kinh tế tại Đại học Twente, chia sẻ với GOAL vào tháng 1/2021. “Miễn là UEFA còn làm như vậy, sẽ không có Super League. Tuy nhiên, bằng cách liên tục đáp ứng các yêu cầu của các câu lạc bộ lớn vì những mối đe dọa, chúng ta sẽ có một thể thức gần giống với Super League”.

Và đó chính xác là tình hình hiện tại, khi Champions League mở rộng sẽ khởi tranh vào tuần này với một thể thức mới khiến giải đấu trông giống như Super League về mọi mặt trừ tên gọi.

Việc mở rộng là điều không thể tránh khỏi ngay khi có báo cáo đầu tiên về một nỗ lực thành lập một giải đấu khác vào cuối năm 2020. Và UEFA đã đề xuất triển khai “Mô hình Thụy Sĩ” trước khi Super League rục rịch ra mắt vào tháng 4/2021.

Sẽ không có vòng bảng theo hệ thống mới – chỉ có một giai đoạn gọi là League phase (vòng phân hạng) trong đó tất cả 36 đội đủ điều kiện sẽ phải thi đấu 8 trận, 4 trận trên sân nhà và 4 trận trên sân khách, với 8 đội khác nhau.

8 đội xếp hạng cao nhất sau đó sẽ tiến thẳng vào vòng 16 đội cuối cùng, trong khi những đội xếp hạng từ thứ 9 đến thứ 24 sẽ vào vòng play-off. 12 đội còn lại sẽ bị loại, cũng không còn cơ hội xuống chơi tại Europa League.

Theo UEFA, sẽ có 3 lợi ích của thể thức mới đối với người hâm mộ:

– Thể thức giải đấu mới sẽ có sự tham gia của nhiều đội bóng châu Âu hơn trong mỗi giải đấu và cho phép người hâm mộ không chỉ xem nhiều trận đấu hàng đầu châu Âu hơn mà còn được xem những trận đấu đó diễn ra sớm hơn.

– Thể thức mới sẽ tạo ra sự cân bằng cạnh tranh tốt hơn giữa tất cả các đội, với khả năng mỗi đội có thể chơi với các đối thủ có trình độ cạnh tranh tương tự trong suốt giai đoạn phân hạng.

– Mỗi trận đấu đều có giá trị. Thể thức giải đấu mới sẽ đảm bảo rằng bất kỳ kết quả nào cũng có khả năng thay đổi đáng kể vị trí của một đội, cho đến tận ngày thi đấu cuối cùng. Thắng hay thua ở trận đấu cuối cùng của giai đoạn phân hạng có thể tạo ra sự khác biệt giữa một đội đủ điều kiện tự động vào vòng 16 đội, tham gia vòng play-off hoặc bị loại.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự hoài nghi.

UEFA nhận thức rõ rằng “Mô hình Thụy Sĩ” đã khiến nhiều người bối rối và cố gắng làm sáng tỏ cảm giác bối rối lan rộng đó trong một chương trình quảng cáo “hài hước” trước lễ bốc thăm vòng phân hạng.

Theo thời gian, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng – hoặc ít nhất là rõ ràng hơn. Khi giải đấu được cải tiến diễn ra, người hâm mộ chắc chắn sẽ nắm bắt được thể thức mới – nhưng vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Bằng cách thay đổi cách sắp xếp để mỗi đội phải đối mặt với ít nhất 2 đội từ Nhóm 1, chắc chắn đã tạo ra một số cuộc đụng độ đáng chú ý – nhưng câu hỏi đặt ra là liệu hoàn cảnh có làm mất đi một số ý nghĩa của chúng hay không.

Lập luận là mọi đội đều muốn kết thúc ở vị trí cao nhất có thể trên bảng xếp hạng – thứ nhất, để tránh rắc rối của 2 trận đấu thêm vào tháng 2 và thứ hai là để tăng vị trí hạt giống của họ ở vòng 1/8. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của một số trận đấu nhất định có thực sự bị làm loãng hoặc mất giá không?

Thể thức cũ chắc chắn có những khiếm khuyết, nhưng nó có khả năng tạo ra “Bảng tử thần”, chẳng hạn như bảng đấu mùa trước với PSG, AC Milan, Newcastle và Borussia Dortmund.

Điều chắc chắn duy nhất là hai đội hàng đầu sẽ bị loại, khiến mọi điểm số đều quan trọng. Không có gì đảm bảo rằng những trận đấu đỉnh cao ở giai đoạn phân hạng của thể thức mới sẽ có ý nghĩa như vậy.

Về cơ bản, UEFA đang đặt hy vọng vào cuộc gặp gỡ của hai đội hàng đầu là một trận hòa, trong khi sức hấp dẫn lớn của những trận đấu như vậy trong quá khứ thường diễn ra ở vòng loại trực tiếp. Chính mối đe dọa bị loại đã khiến những trận đấu đó trở nên vô cùng hấp dẫn, nghĩa là hoàn toàn có khả năng giải đấu được cải tổ này vẫn chỉ trở nên sôi động ở vòng loại trực tiếp.

Sự khác biệt lớn là chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn – và nhiều trận đấu hơn – để đạt đến điểm đó, và đó là vấn đề thực sự với “Mô hình Thụy Sĩ”. Trong khi trước đây 16 đội bị loại sau 96 trận, thì giờ đây sẽ mất 144 trận chỉ để loại 12 đội. Những thay đổi sẽ không giải quyết được nhiều sự chênh lệch về tiền bạc ở đỉnh cao của bóng đá châu Âu.

Một vấn đề nữa là các cầu thủ sẽ phải thi đấu nhiều trận hơn, dẫn tới những hậu quả khôn lường như kiệt sức và sa sút phong độ, chưa kể đến nguy cơ chấn thương cực cao.

Vẫn chưa biết thể thức mới có giúp Champions League hấp dẫn hơn không. Nhưng nhiều người cho rằng, nó chẳng khác gì Super League cả.

Exit mobile version