Site icon FB68

Đăng ký cầu thủ tại La Liga phức tạp như thế nào?

Bao giờ Olmo mới được đá ở La Liga?

123b – Thông qua bài viết này, Bóng đá Plus sẽ giải thích tất tần tật về ma trận quỹ lương và điều kiện để ký hợp đồng cũng như đăng ký cầu thủ tại La Liga. Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu vì sao Atletico có thể vung tay mua sắm mạnh mẽ như thế hè này? Việc bán cầu thủ ảnh hưởng thế nào đến trần lương? Sao Barca mãi không đăng ký được Dani Olmo?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu được khái niệm trần lương. Về cơ bản, trần lương là một thỏa thuận hay quy định nhằm giới hạn số tiền mà một đội bóng có thể chi vào lương cầu thủ. Giới hạn này áp dụng ở mỗi cầu thủ hay ở đội bóng, hoặc cả hai. Cho đến nay, một số giải thể thao đã thực hiện trần lương và xem đây như là giải pháp nhằm giữ mức chi phí ở mức thấp và đảm bảo sự bình đẳng giữa các đội bóng.

Vì thế, những đội bóng giàu có không thể dùng tiền để giành lấy ưu thế cho riêng mình bằng cách đưa về nhiều ngôi sao hàng đầu so với đối thủ của họ. Ngược lại, trần lương cũng là vấn đề lớn trong các cuộc đàm phán giữa ban tổ chức giải và hiệp hội cầu thủ, thậm chí dẫn đến những bất đồng.

Quy định này làm phức tạp thêm việc đăng ký cầu thủ mới tại La Liga. Chỉ có các CLB có đủ khả năng tài chính và không chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Barca đang đau đầu về vấn đề này để . Cầu thủ đa năng chuyển tới từ Leipzig vẫn chưa được thi đấu trận nào kể từ khi trở lại Barca.

Atletico vốn không mạnh về tài chính. Họ đứng thứ ba La Liga nhưng kém xa Real Madrid và Barca về doanh thu hàng năm. Theo báo cáo tài chính gần nhất, thu nhập hàng năm của Atletico là 358 triệu euro, thấp hơn rất nhiều so với 843 triệu euro của Real và 806 triệu euro của Barca.

Nhưng, điểm mấu chốt nằm ở động thái mới nhất mà Atletico thực hiện vào tháng 6/2024: tăng vốn lên 70,7 triệu euro khi các chủ sở hữu Atletico HoldCo và Quantum Pacific- lần lượt bơm 50 triệu euro và 20,7 triệu euro cho CLB. Ngoài ra, việc 11 năm liên tiếp giành vé dự Champions League dưới thời Diego Simeone cũng mang lại sự ổn định tài chính cần thiết cho Atletico.

Trước đây, các đội bóng có tình hình tài chính tốt nhất (nhóm A) chỉ được phân bổ 80% số vốn tăng thêm để cải thiện giới hạn lương (đầu tư chuyển nhượng) và số tiền đó phải chia làm 4 mùa. Bây giờ, họ được phép đầu tư 100% vào việc đó trong 2 năm. Như vậy, trước đây Atletico chỉ có thể chi 14 triệu euro mỗi mùa trong 4 năm thì hiện tại, họ có thể sử dụng 35,35 triệu euro ở mùa này và 35,35 triệu euro còn lại ở mùa sau.

Đây là một trong những điểm cơ bản nhất khi tính giới hạn lương nhưng nhiều NHM vẫn chưa hiểu rõ. Chi phí của một bản hợp đồng không được tính cùng một lúc trong giới hạn của mỗi đội mà thay vào đó, tác động sẽ được trải đều trong tất cả các mùa giải mà cầu thủ ký hợp đồng. Người ta gọi đây là khấu hao. Ví dụ: nếu một cầu thủ ký hợp đồng trị giá 10 triệu euro trong 5 mùa giải, mỗi mùa cầu thủ ấy sẽ chiếm 2 triệu euro trong trần lương cộng với tiền lương.

Để hiểu rõ hơn, trước tiên phải phân biệt được giá chuyển nhượng và lãi vốn. Hãy lấy Samu Omorodion làm ví dụ. Mùa trước Atletico đã ký hợp đồng với anh với giá 6 triệu euro trong 5 năm, để lại khoản khấu hao gần 1,2 triệu euro mỗi mùa cho trần lương. Vậy, hợp đồng còn lại trị giá 4,8 triệu euro. Mùa này, anh được bán cho Porto với giá 15 triệu euro nên lãi vốn sẽ là 10,2 triệu euro. Điều đó cho thấy về sự khác biệt giữa giá (15 triệu euro) và lãi vốn (10,2 triệu euro).

Giờ đây, số vốn thu được từ việc bán cầu thủ không cho phép mỗi đội tăng trần lương trong mọi trường hợp. Khi tính toán các giới hạn, người ta tính đến việc mỗi CLB sẽ bán cầu thủ với mức lợi nhuận chuyển nhượng trung bình của ba mùa gần nhất. Sau khi cầu thủ đã thi đấu đủ số năm hợp đồng và rời đi, trần lương có thể được tăng lên cùng với mức tăng vốn mới.

Tức là, một đội có trung bình lợi nhuận chuyển nhượng là 50 triệu euro, nếu đạt được 60 triệu euro tiền lãi từ việc bán cầu thủ, trần lương của đội đó sẽ tăng thêm 10 triệu euro. Mặc dù điều ngược lại có thể xảy ra, bán với giá thấp hơn và không thể tăng trần lương. Điều này đôi khi dẫn đến tình trạng có tiền mặt nhưng không được chi tiêu.

Có không ít fan Atletico thắc mắc tại sao CLB lại không ký hợp đồng với Hancko để tăng cường hàng phòng ngự thay vì mượn Clement Lenglet từ Barca. Hè này, Atletico đã đầu tư (75 triệu euro), Conor Gallagher (42), Robin Le Normand (34,5) và Alexander Sorloth (32). Và những cầu thủ mà họ phải đối mặt với khoản khấu hao mùa này là gần 35,8 triệu euro. Một con số xấp xỉ với những gì Atletico đã đạt được thông qua khoản tăng vốn.

Và, do Atletico không bán được nhiều nên không cải thiện được trần lương mà chỉ đáp ứng được ngân sách. Đó là lý do họ mượn Lenglet từ Barca thay vì chi 30 triệu euro để mua Hancko, dù nhu cầu rất cấp bách.

Barca bán Mike Faye cho Rennes, đẩy Vitor Roque sang cho Betis mượn nhưng không liên quan gì đến việc đăng ký Olmo. Bởi, cả Roque lẫn Faye không được đăng ký trong đội hình một Barca nên Betis mới là đội đăng ký tiền đạo người Brazil tại La Liga 2024/25, còn Faye sang thi đấu tại Rennes với mức phí chuyển nhượng 12 triệu euro.

Vượt quá giới hạn có nghĩa là CLB chi nhiều tiền lương hơn mức cần thiết để có khả năng thanh toán tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc La Liga hạn chế việc đăng ký cầu thủ mới. Tức là, một đội bóng có thể chi bao nhiêu tùy thích để mua cầu thủ, nhưng nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn tài chính bền vững thì họ sẽ không được phép chơi ở La Liga.

Tất cả các yếu tố nói trên khiến Barca rơi vào tình thế rất phức tạp và chưa biết khi nào họ mới giải phóng đủ khoảng trống trong trần lương để đăng ký thành công Olmo tại La Liga. Phương án cuối cùng cho Barca là hoàn tất một bản hợp đồng tài trợ mới với Nike.

Exit mobile version